DUYỆT ĐỀ CƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA NGHIÊN CỨU SINH NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA KHÓA 1 NĂM 2024

Đăng lúc: 09/04/2024 (GMT+7)
100%

DUYỆT ĐỀ CƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA NGHIÊN CỨU SINH NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA KHÓA 1 NĂM 2024

 Ngày 9/4/2024, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức buổi làm việc với các Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành về việc duyệt đề cương Luận án Tiến sĩ của nghiên cứu sinh (NCS) ngành Quản lý Văn hóa khóa 1.
Hội đồng duyệt đề cương luận án tiến sĩ gồm các giảng viên, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong và ngoài trường: PGS.TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng Nhà trường; PGS.TS. Nguyễn Thị Thục - Phó Hiệu trưởng; PGS.TS. Đoàn Văn Trường - Trưởng phòng Quản lý Khoa học & Hợp tác Quốc tế; TS. Hà Đình Hùng - Trưởng phòng Đào tạo Sau đại học; GS.TS. Bùi Quang Thanh - Viện Phát triển Văn hóa Dân tộc; GS.TS. Lê Hồng Lý - Viện Nghiên cứu Văn hóa - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nhân văn; PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Châm - Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nhân văn.
ncs3.jpg
PGS.TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng Nhà trường, Chủ tịch Hội đồng phát biểu khai mạc

Theo Kế hoạch số 536/KH-ĐVTDT ngày 02/4/2024 của Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa về việc tổ chức đánh giá đề cương Luận án Tiến sĩ ngành Quản lý Văn hóa Khóa 1, năm 2024, chính thức có 6 NCS được duyệt đề cương Luận án Tiến sĩ bao gồm:

STT

Nghiên cứu sinh

Đề tài nghiên cứu

1

Vũ Thị Dung

Bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của người Thái tại Thanh Hóa

2

Lê Xuân Sơn

Quản lý nhà nước và vai trò của cộng đồng đối với thực hành tín ngưỡng Thờ mẫu Tam phủ của người Việt ở tỉnh Thanh Hóa

3

Vũ Trọng Thành 

Quản lý hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

4

Phạm Văn Thắng

Bảo tồn và phát huy loại hình di sản văn hóa - đồ thờ ở các di tích cấp Quốc gia ở Thanh Hóa

5

Nguyễn Đình Thảo

Hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị trò diễn dân gian ở tỉnh Thanh Hóa (Nghiên cứu trường hợp Trò Chiềng và Trò Xuân Phả)

6

Phùng Thị Thúy Phương

Quản lý dịch vụ văn hóa khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

ncs1.jpg
Hội đồng đánh giá góp ý cho các NCS đề cương Luận án Tiến sĩ
Tại buổi làm việc, các NCS đã trình bày tóm tắt nội dung chính của đề tài tới Hội đồng đánh giá. Dựa trên bản đề cương chi tiết đã được nộp trước đó cùng với báo cáo tóm tắt NCS trình bày tại buổi làm việc, các thành viên trong Hội đồng đánh giá cùng thảo luận, phản biện, góp ý NCS để chỉ ra những hạn chế cần cải thiện cũng như bổ sung thêm những nội dung mới có thể giúp đề tài được triển khai một cách hiệu quả hơn.

Theo đó, các đề tài của nghiên cứu sinh được Hội đồng đánh giá cao khi lựa chọn những chủ đề khai thác mới và mang tính cấp thiết trong lĩnh vực văn hóa nói chung, trong công tác quản lý văn hóa nói riêng.

ncs2.jpg
Các NCS chụp hình lưu niệm cùng Hội đồng đánh giá 

Kết thúc buổi làm việc, PGS.TS. Lê Thanh Hà - Chủ tịch Hội đồng đánh giá, Hiệu trưởng Nhà trường đã gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các Giáo sư, Tiến sĩ đến từ các Viện nghiên cứu hàng đầu quốc gia đã dành thời gian có mặt tại Trường để tham gia buổi đánh giá. Bên cạnh đó, đồng chí Hiệu trưởng Nhà trường cũng chia sẻ: ngành Quản lý Văn hóa là một trong những ngành đào tạo gắn bó với lịch sử gần 60 năm xây dựng và phát triển Nhà trường, từ khi trường còn là Trường Sơ cấp Văn hóa Nghệ thuật có nhiệm vụ đào tạo các cán bộ Quản lý Văn hóa cho tỉnh Thanh Hóa. Đây cũng là ngành duy nhất đến thời điểm hiện tại của Nhà trường đào tạo từ bậc đại học, cao học đến tiến sĩ và liên thông tất cả các hệ. Chính vì vậy, công tác đào tạo ngành Quản lý Văn hóa trình độ tiến sĩ có vai trò quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ văn hóa trong tỉnh nói chung cũng như đội ngũ giảng viên nhà trường nói riêng. Đồng chí hy vọng các luận án tiến sĩ sẽ được từng bước thực hiện nghiêm túc, đúng tiến độ, có tính ứng dụng và hiệu quả cao.